Tín Gia Thy xin giới thiệu với các bạn một số cách được xem là hiệu quả nhất để bạn ước lượng kích thước thật của một công trình.
1. Ước lượng công trình bằng cơ thể mình:
Khi hòa mình cùng thiên nhiên hay du ngoạn ngắm cảnh chắc rằng bạn chẳng bao giờ có sẵn thước đo bên mình trừ những trường hợp đặc biệt mà Tín Gia Thy không đề cập đến phần này. Làm sao bạn có thể có được kích thước một cách tối ưu khi bạn muốn mô hình hóa những cảnh đẹp hay công trình đó. Vậy, bạn hãy đo theo gang tay, sải tay…
Bạn nên tập đo ở nhà trước nhiều lần để thuộc và nhớ kích thước cho mỗi bộ phận cơ thể mình.
Ví dụ, ở đây tôi lấy kích thước của 1 người nam cao 1,7m:
- Chiều dài ngón tay giữa: là 8cm
- Chiều dài 1 gang tay: là 20cm
- Chiều dài từ cùi chỏ đến đầu ngón tay giữa: là 45cm
- Chiều dài sải tay: là 170cm
- Chiều cao từ đất lên tới đỉnh đầu: là 170cm
- Chiều cao từ đất lên tới ngón tay giữa đưa cao khỏi đầu (tầm với): 210cm
- Chiều dài bước đơn: là 80cm, bước đôi: là 150cm.
Với những cách ước lượng trên, chúng ta cũng có thể làm mô hình bất động sản, mô hình nhà cao tầng, mô hình biệt thự, hay mô hình khu vui chợi... với một tỷ lệ tương đối hợp lý.
2. Ước lượng công trình bằng mắt thường:
Khi ước lượng khoảng cách bằng mắt thường, trong trường hợp thời tiết tốt, không có sương mù, và đầy đủ ánh sáng. Chúng ta có thể thấy:
- Cách 50m. Nhìn thấy rõ mắt và miệng của một người
- 100m. Hai mắt chỉ còn là hai chấm
- 200m. Có thể thấy tổng thể chi tiết áo quần
- 300m. Có thể còn thấy mặt
- 500m. Còn thấy màu sắc quần áo
- 800m. Con người giống như một cái que nhỏ
- 1500. Còn thấy tàn cây lớn, xe cộ...
- 3-4 km. Còn thấy ống khói, cửa sổ...
- 11-15 km. Có thể thấy cối xay gió, tháp chuông nhà thờ, tháp cao...
Như vậy, chúng ta cũng có dữ liệu để bắt tay vào làm mô hình dự án mà ta thích thú.
3. Ước lượng công trình bằng phương pháp sử dụng địa bàn.
Đôi lúc chúng ta cần đến kích thước của một vật thể lớn để xây dựng mô hình cảnh quan hay mô hình nhà máy với kích thước của hồ chứa, sân đỗ hoặc con sông một cách gần chính xác. Phương pháp này có lẽ là thích hợp hơn cả.
- Đứng tại điểm B. Tìm một điểm chuẩn đối diện bên kia sông (hòn đá, gốc cây...), gọi là điểm A.
- Dùng địa bàn nhắm vào điểm A đó. Đọc phương giác ta có trên địa bàn.
Thí dụ: Từ B tới A, ta có phương giác 1200
- Chỉnh địa bàn lệch một góc 450 (so với phương giác 1200). Nếu rẽ sang trái, ta cộng thêm 450. Nếu rẽ sang phải, ta trừ đi 450.
Thí dụ: Chúng ta rẽ sang trái thì: 1200 + 450 = 1650
- Từ điểm B, chúng ta quay qua trái một góc 900. Vừa đi vừa đếm bước và theo dõi địa bàn cho đến khi nào phương giác 1650 trùng vào điểm A thì dừng lại. Ở đó gọi là điểm C.
- Tam giác ABC là tam giác vuông cân. Vì vậy AB=BC. Cho nên khoảng cách của BC cũng là khoảng cách của con sông.
Chúng ta đã có một cách nữa để thu thập kích thước thực hiện mô hình cho các dự án mô hình phức tạp như làm mô hình nhà máy, làm mô hình khu biệt thự, mô hình sân golf hay thậm chí như làm mô hình thủy điện...
4. Ước lượng kích thước công trình bằng kích thước vật thể nội ngoại thất.
Khi tiếp cận với những công trình với độ phức tạp cao và bạn không có đủ thời gian để đo đạc chúng, bạn chỉ có trong tay máy chụp hình thì tín đồ làm mô hình kiến trúc như bạn sẽ làm như thế nào đây? Bạn nên tập ghi nhớ một số kích thước chuẩn của các vật thể nội, ngoại thất như sau:
Cửa tiêu chuẩn hiện đại thấp khoảng 198 cm, cửa cao 203 cm
Bề mặt bàn thường cao 75 cm tính từ mặt đất.
Chiều cao của một chiếc ghế thường là 38 -43 cm từ sàn nhà.
Viên gạch có kích thước 10 x 10 cm
Gạch lát nền trung bình khoảng 30 x 30 cm hoặc 80 x 80
Gạch hoa lát nền cổ điển khoảng 20 x 20 cm
Tiêu chuẩn thẻ tín dụng là 5,4 x 8,5 cm
Tấm lót trần khoảng 60 x 60 cm
Trong một số dự án làm mô hình của chúng tôi, đây cũng là cách hiệu quả nhanh chóng để có kích thước thi công mô hình dự án, đặc biệt là những dự án ở xa như làm mô hình tại Đồng Nai, làm mô hình tại Bình Dương, làm mô hình tại Vũng Tàu...
5. Ước lượng kích thước công trình bằng vận tốc âm thanh:
Chúng ta biết, cứ mỗi giây, âm thanh truyền đi với vận tốc 330m. Muốn tính khoảng cách từ chỗ phát ra tiếng động đến chỗ ta đứng (với điều kiện bạn phải thấy được nơi phát ra tiếng động). Chúng ta phải tính từ lúc phát ra hình thức gây nên tiếng động (sấm chớp, bắn súng, chặt cây...) cho đến lúc ta nghe được tiếng động là bao nhiêu giây.
Ta lấy số giây đó nhân cho 330 là ra khoảng cách.
Muốn tính số giây, ta tập đếm: ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai, ba trăm lẻ ba... (301, 302, 303...)
Thí dụ: Khi thấy ánh sáng của sấm chớp lên, ta bắt đầu đếm: 301, 302... đến 309 thì ta nghe tiếng sấm nổ. Ta tính: 330 x 9 = 2970 mét. Vậy sấm chớp ở cách ta khoảng 3 km.
Như vậy với những cách như trên chúng ta tạm có thể yên tâm du ngoạn mọi nơi và ghi lại những cảnh đẹp để phục vụ cho thú chơi làm mô hình của mình. Tín Gia Thy hy vọng sẽ góp chút kinh nghiệm cho công việc thực hiện mô hình kiến trúc mà bạn yêu thích.
Bài tiếp theo
1. Kỹ thuật đo thực tế cho nhà cao tầng