1. Phương pháp đo họa sĩ
Tìm dưới chân mục tiêu một vật chuẩn (ví dụ: một người cao 1,7m) mà chúng ta đã biết rõ chiều cao của vật chuẩn đó. Đứng cách xa mục tiêu khoảng gấp 2 lần chiều cao phỏng đoán của mục tiêu. Cầm một que hay bút chì dang thẳng tay ra đằng trước. Đưa nhắm thế nào để đầu mút que trùng với đầu vật chuẩn (ở ví dụ này là đỉnh đầu người). Bấm ngón tay ghi dấu chỗ ngang mặt đất (như cách nhắm của các họa sĩ). Xong chúng ta đo ướm dần lên (như hình minh họa) xem mục tiêu cao hơn vật chuẩn mấy lần. Nhân chiều cao của vật chuẩn so với số lần đó. Ta sẽ có chiều cao của mục tiêu cần làm mô hình building
2. Phương pháp đo đồng dạng
Ta dùng một cây gậy mà ta đã biết được chiều cao, cắm cách xa mục tiêu một điểm bất kỳ. Đoạn ta lùi ra xa rồi dán mắt xuống đất, cho tới khi ta thấy đầu cây gậy trùng với đầu mục tiêu. Đánh dấu điểm đó (chỗ ta dán mắt). Ta gọi đoạn từ chỗ ta dán mắt đến cây gậy là đoạn O. Đoạn từ chỗ dán mắt đến chân mục tiêu là đoạn D. Nếu gọi H là chiều cao mục tiêu, B là chiều cao gậy. Ta có:
H=( B x D)/ O
Ghi chú: Đoạn B và đoạn D ta phải đo.
Ta sẽ có có dữ liệu cần thiết để phục vụ cho dự án làm mô hình của mình.
3. Đo gậy có kích thước
Từ gốc mục tiêu, ta đo 18m rồi cắm một cây gậy (có khắc thước tấc) thẳng góc với mặt đất. Đoạn ta kéo dài thêm 2 thước nữa. Xong dán mắt xuống đất rồi nhìn lên đỉnh mục tiêu. Ghi nhận điểm mốc nơi mà đường nhắm cắt ngang cây gậy nhờ một người khác đánh dấu. Chiều cao từ mặt đất đến điểm mốc B của cây gậy bằng 1/10 chiều cao của cây muốn đo.
Các tòa nhà, cây cao...đều có thể ứng dụng được cách đo này để làm mô hình cho đúng tỷ lệ.
4. Phương pháp phản chiếu
Đặt dưới đất bằng phẳng một thau nước. Xê dịch chỗ đứng làm thế nào để có thể thấy ngọn cây S mà chúng ta muốn đo lọt vào trong chậu nước S’. Theo định luật phản chiếu, chúng ta biết hai góc x và y bằng nhau. Do đó hai tam giác có đáy O và D sẽ đồng dạng.
- Chúng ta đo chiều dài của hai đáy O và D
- Nếu gọi h là chiều cao từ mặt đất đến con mắt của ta.
Chiều cao của cây là H = h x D / O
Ghi chú: phương pháp này không thể sử dụng ở những thế đất nghiêng, dốc.
5. Phương pháp vuông cân
Gấp miếng giấy hình vuông theo đường chéo để thành một tam giác vuông cân, xuyên một cái đinh ở một góc nhọn và cột một dây dọi ở góc vuông để khi ta cầm cây đinh thì cạnh còn lại của tam giác sẽ song song với mặt đất (xem hình). Thay đổi vị trí để có thể nhìn thấy ngọn cây qua đường chéo; gọi A là khoảng cách từ chỗ đứng đến cây, h là chiều cao từ mặt đất đến mắt thì ta có chiều cao H là: H = A + h
6. Phương pháp dùng bóng
Phương pháp này chỉ áp dụng được trong những ngày nắng. Ta cắm một cây gậy gần mục tiêu cần làm mô hình. Đo xem bóng của mục tiêu bằng mấy lần bóng của gậy. Sau đó nhân lên, ta sẽ biết chiều cao của mục tiêu. Hoặc ta dùng công thức:
H = Chiều cao của cây h = Chiều cao của gậy
D = Chiều dài bóng cây d = Chiều dài bóng gậy
H = h * D / d
Với các phương pháp trên, tùy từng điều kiện, bạn có thể linh hoạt ứng dụng để đo nhiều thứ khác nhau như các tòa nhà cao tầng, trụ điện, cột đèn, cây cao...để quy chúng về tỷ lệ mình cần cho việc làm mô hình dự án. Nó cũng còn có thể ứng dụng để đi khảo sát công trình thiết kế nội ngoại thất, thiết kế sự kiện ...Thậm chí, khi đi du lịch dến địa danh nào đó, bạn cũng có thể ước lượng được chiều cao của núi non, hay bất kỳ danh lam thắng cảnh nào.
Công ty Làm mô hình Tín Gia Thy